Cốm dừa – một trong những đặc sản thơm ngon của miền Bắc, sẽ như thế nào nếu kết hợp với bánh trung thu. Sự kết hợp độc đáo này sẽ tạo nên hương vị béo ngọt, dẻo thơm vô cùng mới lạ, đáng trải nghiệm. Tại sao không thử tạo nên sự mới lạ cho mùa lễ Trung Thu năm nay? Cùng Đại Lý Bánh Trung thu tìm hiểu cách làm bánh trung thu nhân cốm dừa dẻo thơm, hấp dẫn trong bài viết hôm nay nhé!

1. Nguyên liệu làm bánh trung thu nhân cốm dừa

Nguyên liệu làm bánh trung thu cốm dừa
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho bánh trung thu cốm dừa

Không khác gì so với công thức bánh trung thu nướng truyền thống, nguyên liệu bánh trung thu nhân cốm dừa cũng vô cùng đơn giản, dễ tìm. Sau đây là những nguyên liệu bạn cần chuẩn bị cho mẻ 7 bánh trung thu cốm dừa dẻo thơm loại 150g :

Phần vỏ bánh:

  • Bột mì: 300g
  • Nước đường bánh nướng: 200ml
  • Dầu ăn: 45g
  • Rượu Mai Quế Lộ: 1 muỗng canh
  • Bơ đậu phộng: 1 thìa cà phê
  • Lòng đỏ trứng gà: 1 quả

Phần nhân cốm dừa:

  • Cốm xanh: 150g
  • Nước dừa tươi: 150 – 200ml
  • Nước cốt dừa: 50 -60g
  • Dầu ăn: 30ml
  • Đường: 60g
  • Dừa tươi bào sợi: 150 -200g
  • Hương cốm: 5-10g

2. Cách làm bánh trung thu cốm dừa đơn giản tại nhà

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, hãy cùng Đại Lý Bánh Trung Thu bắt tay ngay vào làm những chiếc bánh trung thu nhân cốm dừa béo ngậy, dẻo thơm theo hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Cách làm nhân bánh trung thu cốm dừa

cách làm nhân cốm dừa xào bánh trung thu
Cách sên nhân cốm bánh trung thu
  • Cốm xanh sau khi mua về lọc bỏ hạt hư, bụi bẩn và rửa sạch, để ráo.
  • Cho cốm lên bếp, cùng nước dừa tươi để nấu chín phần cốm.
  • Khi thấy cốm nở đều, cạn nước thì cho tiếp nước cốt dừa, dầu ăn, đường vào sên đều tay, cho đến khi phần cốm sệt lại dẻo đều.
  • Cuối cùng, trong cách sên nhân cốm bánh trung thu, cho phần dừa bào sợi và hương cốm vào đảo đều rồi tắt bếp, bảo quản nhân cốm trong tủ lạnh.

Bước 2: Cách làm vỏ bánh trung thu cốm dừa

  • Cho lần lượt lòng đỏ trứng gà, nước đường bánh nướng, nước cho tàu, dầu ăn vào và trộn đều hỗn hợp.
  • Tiếp đến cho từ từ phần bột mì vào hỗn hợp, đồng thời dùng muỗng trộn đều lại với nhau.
  • Sau khi thấy có độ kết dính nhất định, dùng tay nhào bột cho đến khi phần vỏ bánh trung thu nhân cốm mềm, dẻo và không còn dính tay.
  • Tiếp theo, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín phần bột và cho vào ngăn mát ủ trong 30 phút.

Bước 3: Cách tạo hình bánh trung thu nhân cốm dừa

cách làm bánh trung thu nhân cốm xào
Các bước tạo hình bánh trung thu cốm dừa
  • Chia phần nhân cốm dừa và bột vỏ bánh thành 7 phần bằng nhau và vo tròn lại. Tùy vào sở thích, bạn có thể gia giảm phần nhân hoặc vỏ để có mẻ bánh như ý.
  • Ấn dẹp phần vỏ bánh, đặt phần nhân bánh trung thu cốm dừa vào giữa, miết các mép bánh lại, vo tròn sao cho nhân cốm được bao bọc trọn vẹn bên trong lớp vỏ.
  • Trước khi ép khuôn bánh, bạn nên phủ một ít bột lên khuôn và bánh để tránh bánh dính hoặc bể trong quá trình ép.
  • Cho bánh vào khuôn, ấn nhẹ nhàng sao cho bánh tráng đều khuôn. Ấn giữ lò xo khoảng vài giây để bánh in đều hoa văn, sau đó tách bánh ra khỏi khuôn.
  • Tiếp tục với các phần còn lại, bạn sẽ có ngay mẻ 7 bánh trung thu nhân cốm dừa đẹp mắt.

Bước 4: Cách nướng bánh trung thu cốm dừa

nướng bánh trung thu cốm dừa
Nướng bánh với hai công đoạn chính
  • Làm nóng trước lò nướng ở nhiệt độ 200 độ C khoảng 10 -15 phút.
  • Lót giấy nến lên khay để tránh bánh dính vào khay khi nướng, xếp lần lượt bánh lên khay, nhớ để khoảng trống vừa phải để khi nướng bánh còn có không gian nở.
  • Nướng bánh trung thu cốm dừa lần 1 trong khoảng 10 phút, ở nhiệt độ 200 độ C.
  • Sau đó, lấy bánh ra để nguội. Trong thời gian này, bạn có thể chuẩn bị phần hỗn hợp phết bánh bằng cách trộn lòng đỏ trứng gà, dầu ăn và ít sữa tươi.
  • Khi bánh nguội, dùng cọ phết nhẹ nhàng hỗn hợp lên bánh để tránh bánh mất nét.
  • Tiếp tục cho bánh vào lò nướng lần 2 với thời gian từ 15 -20 phút ở nhiệt độ 200 độ C. Trong thời gian này, lưu ý, quan sát nếu thấy bánh vàng đều, tỏa ra mùi thơm thì lấy bánh ra, tránh để bánh khét.

Gợi ý:

3. Những lưu ý khi làm bánh trung thu cốm dẻo

Với những hướng dẫn trên, cách làm nhân cốm dừa bánh trung thu không quá khó khăn đối với bạn, đúng không nào! Tuy nhiên, để có được mẻ bánh dẻo thơm, đúng chuẩn, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

làm bánh nướng trung thu nhân cốm
Lưu ý cần nhớ khi làm bánh trung thu nhân cốm dừa

3.1 Chọn mua nguyên liệu

Chọn nguyên liệu tươi ngon, chuẩn chỉnh chính là bí quyết để mẻ bánh thơm ngon nhất. Sau đây là một số lưu ý bạn cần biết khi lựa chọn các nguyên liệu làm bánh trung thu nhân cốm dừa:

  • Chọn cốm xanh: Nên chọn cốm làng vòng có màu xanh nhạt của nõn chuối. Các hạt cốm dẹp, mỏng và chắc, đồng thời có mùi thơm của lúa non.
  • Bột mì: Trên thị trường có khá nhiều loại bột, những bánh nướng sẽ phù hợp với loại bột mì số 11 hoặc các loại bột bánh trung thu nướng trộn sẵn được bày bán tại các cửa hàng nguyên liệu.
  • Nước đường bánh nước: Chọn mua loại nước đường có độ sánh mịn nhất, màu nước đường càng đậm cho thấy nước đường càng ngon.

3.2 Trong quá trình thực hiện

Bên cạnh lựa chọn nguyên liệu, trong quá trình làm bánh trung thu cốm xào cũng có một số lưu ý bạn cần quan tâm là:

  • Khi thực hiện cách sên nhân cốm dừa bánh trung thu, bạn nên lưu ý sên với lửa nhỏ, tránh cháy nhân bánh, đặc biệt, nếu bạn sên quá lâu có thể khiến nhân cốm dừa bị khô.
  • Lúc chia nhân và vỏ, tùy vào sở thích, bạn có thể chọn gia giảm lượng nhân và vỏ sao cho phù hợp. Thông thường, tỷ lệ bánh trung thu sẽ là 2 nhân: 1 vỏ, tương tự với bánh 150g sẽ là 100g nhân cốm và 50g vỏ. Khi gia giảm, bạn nên lưu ý tỷ lệ để tránh lớp vỏ quá dày hoặc quá mỏng khiến bánh dễ nứt vỡ khi nướng nhé!
  • Trong công đoạn tạo hình bánh trung thu nhân cốm dừa, bạn nên bọc lớp vỏ và nhân sát với nhau để tránh tách lớp, nứt vỡ lớp vỏ khi nướng. Nếu thấy vỏ hơi phồng lên, bạn có thể sử dụng tăm nhỏ để chọc thoát khí, rồi miết phần đó cho sát lại và liền như cũ.
  • Ngoài ra, khi đóng bánh, bạn nên ấn đều để bánh có thể in hoa văn trên khuôn được sắc nét nhất. Đồng thời, ở công đoạn quét hỗn hợp trứng khi nướng, tránh quét quá dày khiến bánh mất thẩm mỹ nhé!

3.3 Bảo quản bánh

bảo quản bánh trung thu vị cốm dừa
Bảo quản bánh trung thu đúng cách

Bảo quản bánh trung thu cốm dừa là một trong những công đoạn quan trọng ảnh hưởng đến hương vị bánh khi thưởng thức. Do đó, để bảo quản đúng cách, bạn nên cho vào túi zip hoặc túi bánh trung thu chuyên dụng và bảo quản trong tủ lạnh để tăng thời hạn sử dụng.

Thời hạn bảo quản tủ lạnh mà bạn cần biết:

  • Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh: 5 – 7 ngày.
  • Bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh: tối đa 1 tháng.

Khi bảo quản trong tủ lạnh, bánh sẽ đông lại và cứng hơn, nên khi thưởng thức, bạn cần rã đông hoặc hâm nóng trong lò vi sóng khoảng 2 – 5 phút (tùy vào cách bảo quản).

Như vậy, có thể thấy cách làm bánh trung thu nhân cốm dừa cũng không quá khó. Hãy học ngay cách làm bánh trung thu mới lạ, độc đáo này cho mùa lễ Trung Thu năm nay nhé! Và đừng quên, tại Đại Lý Bánh Trung Thu còn vô vàn các loại bánh trung thu từ truyền thống cho đến mới lạ để bạn lựa chọn làm quà tặng ý nghĩa cho ngày Lễ Đoàn Viên đấy, tham khảo ngay nào!

Nghi Trần là chuyên gia am hiểu thị trường bánh trung thu với 5 năm kinh nghiệm bán bánh. Với những nghiên cứu thị trường cùng hiểu biết sâu rộng về các thương hiệu và chính sách đại lý, Nghi Trần sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ thị trường, cũng như cách thức đăng ký và vận hành đại lý bánh trung thu hiệu quả.

NGHI TRẦN.

        

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *