Bánh trung thu yến mạch – loại bánh xu hướng cho những người theo đuổi lối sống “xanh” trong dịp trung thu. Sử dụng yến mạch cùng nhiều loại hạt, mứt để làm bánh không chỉ mang lại hương vị thơm ngon không kém gì những loại bánh trung thu truyền thống mà còn đem tới nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Cùng Dailybanhtrungthu tìm hiểu cách làm bánh trung thu yến mạch ngay trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên liệu làm bánh trung thu yến mạch

Nguyên liệu làm bánh trung thu yến mạch
Nguyên liệu làm bánh trung thu từ yến mạch
  • Bột yến mạch (đã xay nhuyễn) 120g
  • Nước đường 80g
  • Rượu mai quế lộ 2 muỗng
  • Bột mì đa dụng 10g
  • Bột bánh dẻo 30g
  • Bơ đậu phộng 5g
  • Bột ngũ vị hương 3/4 muỗng
  • Mứt đu đủ 40g
  • Mứt dừa 40g
  • Hạt bí 15g
  • Hạt điều 15g
  • Hạt thông 15g
  • Đậu phộng 20g
  • Thịt gà xé 60g
  • Lạp xưởng 20g
  • Mè rang 20g
  • Lá chanh 6 cái
  • Sữa tươi 1 muỗng cà phê (loại không đường)
  • Màu đỏ thực phẩm 1ml (có thể thay thế bằng mật ong)
  • Lòng đỏ trứng gà 2 cái
  • Dầu ăn 15g
  • Dầu mè 1.5 muỗng cà phê
  • Nước 30ml

2. Cách làm bánh trung thu yến mạch

Bước 1: Trộn vỏ bột bánh trung thu yến mạch

làm vỏ bánh trung thu yến mạch
Các bước làm vỏ yến mạch bánh trung thu
  • Cho vào tô lớn các nguyên liệu gồm: 80g nước đường, 15g dầu ăn, 1 lòng đỏ trứng, ⅛ muỗng cà phê bột ngũ vị hương, 5g bơ đậu phộng. Dùng phới lồng trộn đều đến khi tất cả các nguyên liệu được hòa quyện.
  • Sau đó bạn tiếp tục cho lần lượt 120g bột yến mạch xay nhuyễn vào tô (có thể lược bột qua rây để hạn chế bột bị vón cục) rồi dùng phới lông trộn đều. 
  • Dùng màng bọc thực phẩm hoặc hộp có nắp kín bọc khối bột và ủ ít nhất từ 30 – 1 tiếng. 
  • Sau thời gian ủ bột, tiếp tục rây mịn 10g bột mì vào rồi trộn đều.

Xem thêm: Cách làm vỏ bánh trung thu nướng và dẻo ngon như ngoài tiệm

Bước 2: Làm nhân bánh yến mạch

làm nhân bánh trung thu
Các bước làm nhân bánh trung thu
  • Cho vào tô 40g mứt đu đủ, 40g mứt dứa, 15g hạt bí, 60g thịt gà xé, 40g hạt điều, 20g đậu phộng, 6 lá chanh, 15g hạt thông, 20g lạp xưởng, 20g mè rang, ½ muỗng cà phê bột ngũ vị hương, 2 muỗng cà phê rượu mai quế lộ. Dùng muỗng hoặc phới lồng trộn thật đều đến khi toàn bộ nguyên liệu hòa quyện.
  • Cho từ từ nước vào hỗn hợp nhân nhân rồi trộn đều, sau đó rắc thêm một ít bột bánh dẻo rồi tiếp tục trộn đến khi phần nhân bánh được kết dính lại với nhau. 

Bước 3: Bọc bánh và đóng bánh

tạo hình bánh trung thu
Các bước bọc bánh và đóng bánh trung thu
  • Chia phần nhân bánh và bột vỏ bánh thành với tỉ lệ 40g : 60g nhân rồi vo thành từng viên tròn.
  • Dùng tay hoặc cán lăn bột miết phần vỏ bánh thành hình tròn dẹt, sau đó cho viên nhân vào giữa rồi tiến hành gói bánh lại. Lưu ý miết kỹ và chặt mép bột tiếp giáp để tránh khi nướng bánh bị nứt.
  • Áo một chút bột khô quanh bánh, sau đó cho viên bánh vào khuôn, dùng tay dàn đều bánh rồi ấn chặt khuôn bánh để tạo hình bánh được sắc nét.

Bước 4: Nướng bánh trung thu yến mạch

  • Chuẩn bị hỗn hợp quét mặt bánh bao gồm: 1 lòng đỏ trứng gà, nửa muỗng cà phê dầu mè, 1 muỗng cà phê sữa tươi không đường, 1ml mật ong (hoặc màu đỏ thực phẩm).
  • Làm nóng lò nướng trước khi tiến hành nướng bánh ở nhiệt độ 170 – 180 độ C. 
  • Cho bánh vào nướng lần 1 ở nhiệt độ 170 – 180 độ C trong vòng 8 – 10 phút hoặc đến khi bánh có màu sắc chuyển đục.
  • Sau khi nướng lần 1, bạn lấy bánh ra khỏi lò và xịt một lớp nước mỏng lên mặt bánh rồi để nguội. Dùng cọ nhỏ để quét 1 lớp mỏng hỗn hợp trứng sữa lên mặt bánh.
  • Tăng nhiệt độ của lò nướng lên khoảng 190 độ C trong khoảng 3 phút trước khi cho bánh vào nướng lần 2, sau đó nướng từ 5 – 7 phút là hoàn thành.

Thành phẩm bánh trung thu làm bằng bột yến mạch:

bánh trung thu bằng bột yến mạch
Thành phẩm bánh trung thu làm bằng bột yến mạch

Ngay sau khi bánh được nướng chín, vỏ bánh sẽ hơi cứng. Tuy nhiên, nếu để bánh qua một ngày, vỏ bánh sẽ dần trở nên mềm mịn và sẵn sàng để thưởng thức. 

Bánh trung thu yến mạch đặc biệt với vỏ bánh mỏng nhẹ, mềm mịn và tỏa hương thơm đặc trưng của bơ đậu phộng. Bên trong, lớp nhân ngọt ngọt, mằn mặn kết hợp cùng hạt ngũ cốc giòn bùi, tạo nên một hương vị tinh tế và độc đáo. Món bánh không chỉ thơm ngon mà còn bổ dưỡng với sự kết hợp hài hòa của các thành phần dinh dưỡng từ yến mạch và hạt ngũ cốc.

3. Một vài lưu ý khi làm bánh trung thu bằng bột yến mạch

  • Hãy đợi cho bánh nguội hẳn trước khi thoa lớp hỗn hợp trứng lên bề mặt. Việc này giúp tránh tình trạng trứng bị chín ngay trên bề mặt bánh do nhiệt từ bánh còn nóng.
  • Khi thoa lớp trứng, chỉ cần thoa một lớp mỏng, đảm bảo không quá dày. Nếu quét lớp trứng quá nhiều, bánh có thể mất đi vẻ đẹp tự nhiên và bị mất vân mặt bánh.
  • Để bánh được bảo quản tốt, sau khi đã tươm dầu, bạn nên đặt bánh vào một túi kín. Hãy để bánh ở ngăn mát của tủ lạnh và thưởng thức trong khoảng một tuần để đảm bảo hương vị và chất lượng của bánh.
  • Khi sử dụng bột mì, bánh sẽ có độ cứng hơn và tránh tình trạng bánh bị chảy khi tiếp xúc với độ ẩm. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng khi sử dụng bột mì, không nên cho quá nhiều bột mì vào hỗn hợp, vì điều này có thể làm cho bánh trở nên khô và không ngon.
  • Khi làm nhân bánh, bạn nên cho nước vào trước để tạo độ ẩm cho nhân. Sau đó, mới thêm bột bánh dẻo vào. Điều quan trọng là không nên cho nước và bột bánh dẻo vào cùng một lúc, để tránh tình trạng bột hút nước, gây tạo vón cục trong nhân bánh.

Mong rằng với cách làm bánh trung thu bằng bột yến mạch được Dailybanhtrungthu gợi ý trong bài viết này sẽ giúp bạn làm ra những chiếc bánh thơm ngon, tròn vị để thưởng thức cùng gia đình trong dịp trung thu năm nay. Đừng quên ghé đến cửa hàng Dailybanhtrungthu để chọn mua những loại bánh trung thu cao cấp, độc đáo, chất lượng khác nhé.

Nghi Trần là chuyên gia am hiểu thị trường bánh trung thu với 5 năm kinh nghiệm bán bánh. Với những nghiên cứu thị trường cùng hiểu biết sâu rộng về các thương hiệu và chính sách đại lý, Nghi Trần sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ thị trường, cũng như cách thức đăng ký và vận hành đại lý bánh trung thu hiệu quả.

NGHI TRẦN.

        

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *