Bánh trung thu thập cẩm luôn hương vị truyền thống, tinh hoa ẩm thực trong các loại bánh trung thu. Dù trải qua thời gian bao lâu, nhân thập cẩm luôn là lựa chọn hàng đầu của người Việt vào mỗi dịp rằm tháng 8. Thưởng thức đã nhiều, bạn đã biết cách làm bánh trung thu thập cẩm chưa? Hãy cùng Đại lý bánh trung thu tham khảo ngay công thức, cách làm chuẩn vị truyền thống trong bài viết dưới đây.

Nguyên liệu làm bánh trung thu thập cẩm gà quay

Bánh trung thu thập cẩm là một trong các loại bánh trung thu được yêu thích nhất. Nguyên liệu chính là yếu tố quyết định hương vị bánh trung thu thập cẩm có đúng chuẩn hay không. Để thực hiện đúng cách làm bánh trung thu ngon, chuẩn vị ngoài chuẩn bị đúng nguyên liệu, khối lượng từng phần cũng vô cùng quan trọng.

Tùy vào nhu cầu và số lượng thành viên trong gia đình, bạn có thể điều chỉnh mức nguyên liệu theo ý muốn. Dưới đây là nguyên liệu cần chuẩn bị cho 8 – 9 chiếc bánh trung thu nhân thập cẩm gà quay trứng muối 150g:

Phần vỏ bánh nướng

  • Bột mì số 8: 240g
  • Nước đường bánh nướng: 160ml
  • Dầu đậu phộng: 30ml
  • Lòng đỏ trứng gà: 1
  • Bơ đậu phộng: 10g
  • Ngũ vị hương: 1/4 muỗng cf
Nguyên liệu làm bánh trung thu thập cẩm
Nguyên liệu làm bánh trung thu thập cẩm

Phần nhân thập cẩm

  • Hạt điều: 60g
  • Hạt bí: 30g
  • Hạt dưa: 30g
  • Vừng: 20g
  • Mứt sen: 30g
  • Mứt trần bì: 30g
  • Mỡ đường: 50ml
  • Lạp xưởng: 30g
  • Thịt gà nướng: 240g
  • Lá chanh: 6 – 8 lá
  • Sốt mật ong: 30ml
  • Nước: 90ml
  • Bột bánh dẻo: 48g

*** Nguyên liệu làm nhân gà quay nướng mật ong:

  • Thịt ức gà: 400g
  • Bột tỏi: 5g
  • Bột hành: 5g
  • Bột gừng: 5g
  • Ngũ vị hương: 7g
  • Đường: 10g
  • Mật ong: 15ml
  • Rượu Mai quế lộ: 10ml
  • Xì dầu: 7ml
  • Dầu hào: 10ml

Phần nước sốt

  • Bột tỏi: 5g
  • Bột hành: 5g
  • Bột gừng: 2g
  • Ngũ vị hương: 7g
  • Đường: 10g
  • Mật ong: 20ml
  • Rượu Mai Quế Lộ: 10ml
  • Xì dầu: 5ml
  • Dầu hào: 5ml

Lưu ý: Đây là phần sốt cần được pha riêng để xào thịt và trộn nhân khi thực hiện cách làm nhân bánh trung thu thập cẩm. Việc pha riêng nước sốt giúp bánh trung thu thập cẩm sau khi hoàn thành chuẩn vị hơn.

Cách làm bánh trung thu thập cẩm gà quay trứng muối

Công đoạn làm bánh trung thu nướng tương đối phức tạp. Chỉ cần bạn thực hiện sai một bước trong quá trình này cũng có thể làm hư mẻ bánh. Để có thể thành công ngay từ lần đầu, hãy cùng tham khảo ngay các bước làm bánh trung thu nhân thập cẩm gà quay sau đây:

Bước 1: Chế biến thịt gà quay mật ong

1. Lược bỏ hết phần mỡ của ức gà, chần sơ qua nước sôi và rửa sạch.

2. Cắt thịt thành những miếng dày khoảng 3 -4 cm và ướp với các loại gia vị. Để thịt trong ngăn mát từ 9 tiếng cho đến 1 ngày để thịt được ngấm gia vị

3. Nướng thịt gà ở 160 độ C trong 15 phút. Trong lúc đó, đun phần nước sốt còn dư lại trong lúc ướp cho nóng, quết phần nước sốt này lên thịt gà khi nướng được ½ thời gian.

4. Khi thịt gà đã chín, lấy ra khỏi lò và để nguội. Để tiết kiệm thời gian bạn có thể dùng máy xay để xay nhỏ thịt gà. Tuy nhiên, nếu xé thịt gà theo thớ bằng tay thì sẽ giữ được miếng thịt dày, khi ăn tạo cảm giác ngon miệng hơn.

5. Pha sốt mật ong theo công thức ở trên để trộn với thịt gà và lầm phần hỗn hợp kết dính.

6. Xào phần thịt gà với 3 muỗng cà phê sốt mật ong với lửa nhỏ. Đảo đều cho đến khi thịt gà ngấm sốt và khô vừa.

Cách làm phần nhân gà quay mật ong
Cách làm phần nhân gà quay mật ong

Sau khi đã chế biến xong thịt gà, chúng ta sẽ tiến hành bước sơ chế các nguyên liệu khác nhé.

Bước 2: Chế biến nhân bánh trung thu thập cẩm

1. Sơ chế các nguyên liệu

  • Hạt điều, hạt bí, hạt dưa: rang chín các loại hạt và đập vỡ thành các miếng nhỏ vừa ăn.
  • Mứt sen, mứt trần bì: thái hạt lựu
  • Lá chanh: thái sợi và băm nhỏ
  • Mỡ đường: thái hạt lựu
  • Lạp xưởng: Chần sơ qua với nước sôi và thái hạt lựu.

2. Cho các nguyên liệu đã sơ chế và thịt gà vào trong một tô lớn rồi trộn đều.

3. Chia phần nước sốt mật ong thành 2 phần và lần lượt trộn đều với nhân bánh

4. Cho nước lọc và bột bánh dẻo từ từ cho đến khi phần nhân kết dính lại với nhau.

Sơ chế và trộn đều các nguyên liệu lại với nhau
Sơ chế và trộn đều các nguyên liệu lại với nhau

Bước 3: Làm vỏ bánh nướng

1. Rây phần bột mì vào trong âu.

2. Dùng thìa tạo một lỗ trống vào giữa âu và cho các nguyên liệu còn lại vào lỗ trống này.

3. Dùng thìa trộn nhẹ nhàng các nguyên liệu theo hình vòng tròn cho đến khi bột dần hòa quyện với các nguyên liệu còn lại.

4. Dùng tay nhồi bột cho đến khi thành một khối dẻo, mịn. Nếu bột không kết dính lại với nhau thì có thể thêm một ít dầu ăn hoặc nước.

5. Dùng mạng bọc thực phẩm bao kín khối bột lại và để bột nghỉ ở nhiệt độ thường trong 45 phút.

6. Nhẹ nhàng dùng thìa quấy đều theo vòng tròn hay xoắn ốc từ phần chất lỏng ở giữa ra ngoài, để bột khô dần hòa quyện với các nguyên liệu còn lại.

7. Quấy đến khi các nguyên liệu hòa quyện thì dùng tay nhẹ nhàng nhào đều để bột tạo thành một khối mịn dẻo và đồng nhất. Bột mới trộn xong sẽ hơi ướt một chút. Nếu bột khô và bở, có thể bẻ vụn dễ dàng, nên thêm dầu ăn hoặc nước đường.

Bột đạt chuẩn sẽ tạo thành một khối mịn và còn hơi ướt
Bột đạt chuẩn sẽ tạo thành một khối mịn và còn hơi ướt

Bước 4: Sơ chế lòng đỏ trứng muối

1. Tách trứng muối và bỏ phần lòng trắng, rửa sạch lòng đỏ dưới vòi nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua lòng đỏ trứng muối tại các cửa hàng bán đồ làm bánh.

2. Ngâm sơ trứng với rượu mai quế lộ trong 30 giây để rượu ngấm vào trứng.

3. Lấy trứng ra và để trứng lên khay giấy bạc. Dùng dầu mè phết 1 lớp mỏng xung quanh bề mặt trứng.

4. Nướng/Hấp trứng muối trong khoảng 7 phút.

5. Để cho lòng đỏ trứng muối nguội hoàn toàn trước khi mang đi bọc phần nhân bánh. Nếu chưa sử dụng ngay thì bạn có thể bảo quản trứng trong ngăn đá từ 2 – 3 tháng.

Lưu ý: Không nên nướng quá lâu vì trứng sẽ bị bở, khô và màu không còn đẹp.

Làm sạch lòng đỏ trứng muối với rượu và đem đi nướng trong 7 phút
Làm sạch lòng đỏ trứng muối với rượu và đem đi nướng trong 7 phút

Bước 5: Tạo hình cho nhân bánh

1. Tỉ lệ nhân và vỏ bánh trung thu ngon nhất là 2 – 1. Ví dụ bánh 150g thì sẽ bao gồm 100g nhân và 50g vỏ. Vì vậy, bạn sẽ cần phải cân lượng nhân và cả lòng đỏ trứng muối bằng 100g.

2. Ấn dẹt phần nhân bánh, cho lòng đỏ trứng muối vào bên trong và bọc lại.

3. Nắn phần nhân lại sao cho tròn nhất có thể. Bạn có thể dùng dầu ăn để chống dính khi nặn nhân bánh bằng tay hoặc dùng màng bọc thực phẩm.

Vo tròn phần nhân bánh trung thu thập cẩm sao cho đẹp mắt
Vo tròn phần nhân bánh trung thu thập cẩm sao cho đẹp mắt

Bước 6: Bọc nhân và đóng khuôn bánh

1. Sau khi bột đã nghỉ đủ, chia bột thành từng phần nhỏ 50g. Bạn nên chuẩn bị thêm 1 chiếc khăn ẩm hoặc màng nilon để che lên bề mặt bột trong khi nặn để tránh làm bột bị khô.

2. Lau thật khô tay và xoa một ít bột mì để chống dính. Vê phần bột đã chia thành hình tròn.

3. Phủ một lớp bột áo mỏng lên cây lăn bột và cán viên bột thành hình tròn. Mép bột sẽ dày hơi phần giữa bột một chút. Kích thước của miếng bột chỉ nên vừa đủ để bao lấy ⅔ viên nhân bên trong.

4. Cho viên nhân vào bên trong và nhẹ nhàng ép phần vỏ dính sát vào nhân bắt đầu từ phần đáy. Miết và kéo mép vỏ bánh để bao bọc hết lấy phần nhân.

5. Sau khi vỏ bánh đã bao bọc hết phần nhân thập cẩm gà quay thì kiểm tra lại viên nhân có chỗ nào chưa dính chặt hay còn hở khí hay không. Nếu có, dùng tay miết cho kín, tránh để còn không khí bên trong bánh.

6. Quét một lớp dầu ăn thật mỏng vào thành khuôn bánh. Đặt viên bánh vào khuôn và ép nhẹ cho dàn đều, phủ thêm một lớp bột áo mỏng dưới đế bánh.

7. Có nhiều loại khuôn bánh trung thu thập cẩm trên thị trường. Trong đó phổ biến nhất là khuôn nhựa thông thường và khuôn nhựa lò xo. Dưới đây là cách đóng khuôn bánh theo từng loại khuôn:

  • Khuôn thường: Ấn viên bánh vào khuôn sao cho bánh đầy chặt khuôn thì lấy ra.
  • Khuôn lò xò: Sau khi cho bánh vào khuôn, đặt khuôn trên mặt bàn. Một tay giữ chặt khuôn, một tay nhấn mạnh phần lò xo rồi nhẹ nhàng nhấc lên.

Cẩn thận di chuyển bánh lên khay nướng và chuẩn bị cho bước nướng bánh.

Nhẹ nhàng cho bánh vào khuôn lò xo và ấn chặt để tạo hình
Nhẹ nhàng cho bánh vào khuôn lò xo và ấn chặt để tạo hình

Bước 7: Nướng bánh

1. Làm nóng lò trước 15 phút. Trong lúc chờ đợi, bạn có thể làm phần hỗn hợp quét lên mặt bánh.

2. Nướng bánh ở nhiệt độ 180 độ C trong 8 – 10 phút tùy lò. Khi thấy mặt bánh cứng lại và có màu trắng đục, lấy bánh ra và xịt nước lên bánh.

3. Đợi cho bánh nguội bớt trong khoảng 10 phút thì quét một lớp trứng thật mỏng lên toàn bộ bánh. Bạn nên dùng cọ lông nhỏ, không nên dùng cọ lớn hay cọ silicon vì dễ làm hỏng phần họa tiết trên mặt bánh,

4. Nướng bánh lần 2 ở 200 độ C trong khoảng 5 – 7 phút.

5. Sau khi nướng xong, đợi cho bánh nguội bớt rồi chuyển bánh lên khay để nguội hẳn. Bánh mới nướng xong sẽ có màu vàng ươm, để qua ngày thì sẽ chuyển thành màu nâu óng ánh đẹp mắt.

Nướng bánh trung thu thập cẩm 2 lần để bánh có được màu nâu óng ánh
Nướng bánh trung thu thập cẩm 2 lần để bánh có được màu nâu óng ánh

Như vậy là bạn đã làm được một mẻ bánh trung thu thập cẩm ngon miệng và đẹp mắt rồi.

Cách làm bánh trung thu thập cẩm gà quay cực kì đơn giản cho ra thành phẩm thơm ngon, đẹp mắt
Cách làm bánh trung thu thập cẩm gà quay cực kì đơn giản cho ra thành phẩm thơm ngon, đẹp mắt

Những lưu ý khi làm bánh trung thu nhân thập cẩm

Để chiếc bánh trung thu sau khi ra lò thật đẹp mắt, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Hạn chế để nhân, vỏ quá nhão: Nhân hoặc vỏ bánh trung thu quá nhão có thể kiến quá trình đóng bánh gặp khó khăn, bánh sau khi đóng không được sắc nét và dễ bị chảy xệ.
  • Không nướng bánh ở nhiệt độ quá cao hay xếp bánh quá chật: Nướng bánh ở nhiệt độ cao có thế khiến vỏ bánh bị khô, nứt vỡ hoặc cong phù. Ngoài ra, xếp bánh quá chật, san sát nhau sẽ khiến bánh bị mất nét do bị chèn ép trong quá trình nướng.
  • Không quét trứng quá dày hoặc quét khi bánh ướt: Cả hai thao tác này đều dễ khiến bánh bị mất nét.
  • Không nướng bánh nhiều lần ở nhiệt độ cao: Nướng bánh ở nhiệt độ cao và nhiều lần rất dễ khiến bánh khô, cứng. Vì thế, chỉ nên nướng bánh 2 lần và đúng theo hướng dẫn cách làm bánh trung thu thập cẩm.
  • Nước đường cần ủ đủ thời gian trước khi sử dụng và trứng quét bánh không nên cho đường: Sai lầm này có thế khiến bánh bị ướt chỉ sau 1 – 2 ngày bảo quản.
Bạn cần phải lưu ý một số điều trong quá trình làm để thực hiện thành công mẻ bánh trung thu nhân thập cẩm
Bạn cần phải lưu ý một số điều trong quá trình làm để thực hiện thành công mẻ bánh trung thu nhân thập cẩm

Cách bảo quản bánh trung thu nhân thập cẩm

Bên cạnh cách làm bánh trung thu thập cẩm, bảo quản bánh đúng cách cũng là một trong những yếu tố quyết định thời hạn sử dụng cũng như hương vị bánh khi thưởng thức. Với các nguyên liệu cho nhân thập cẩm kể trên, bạn cần lưu ý thật kỹ cách bảo quản, để tránh bánh bị biến vị hoặc ôi thiu nhé! Dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết khi bảo quản:

  • Bánh sau khi làm xong, nên để nguội và cho vào túi nilon để bảo quản, tránh bụi bẩn và côn trùng xâm nhập.
  • Để tăng thời hạn sử dụng bánh trung thu thập cẩm, hãy bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đông tủ lạnh và có thể rã đông bằng lò nướng mỗi khi thưởng thức. Tuy nhiên, cách bảo quản này không đảm bảo giữ hương vị bánh trung thu thập cẩm ban đầu.
  • Thời gian bảo quản bánh trung thu thập cẩm chỉ từ 7 đến 10 ngày trong điều kiện thường và 1 đến 2 tuần trong tủ lạnh. Vì thế, bạn nên lưu ý để sử dụng bánh tốt nhất nhé.
Bạn nên bảo quản bánh trung thu thập cẩm trong tủ lạnh để giữ được lâu
Bạn nên bảo quản bánh trung thu thập cẩm trong tủ lạnh để giữ được lâu

Với những chia sẻ về cách làm bánh trung thu thập cẩm chi tiết trong bài, hy vọng bạn có thể tạo nên những chiếc bánh trung thu thật thơm ngon cho người thân, bạn bè. Còn nếu bạn không có quá nhiều thời gian để tự tay làm bánh thì hãy liên hệ ngay với Đại lý bánh trung thu để được tư vấn về những dòng bánh ngon miệng, đẹp mắt nhất trên thị trường nhé.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *